Theo bà Nguyễn Thị Nga - Trưởng phòng Tư pháp, UBND thành phố Vinh, thực tiễn hiện nay, người thực sự có nhu cầu đấu giá đất để sử dụng khó tiếp cận thông tin các cuộc đấu giá, trong khi 'cò' đấu giá thì có cả 'hiệp hội' nên thông tin lan truyền rất nhanh. Vì vậy, cần phải đăng tải thông tin đấu giá đất trên hệ thống thông tin điện tử của tỉnh, thành phố.
Bài viết này thuộc danh mục:✅ Quản lý - Quy hoạch, được chúng tôi tổng hợp từ báo Nghệ An, nguồn bài: http://www.baonghean.vn/thanh-pho-vinh-hiep-hoi-co-dau-gia-gay-kho-khan-cho-nguoi-co-nhu-cau-thuc-su-256525.html
Sáng 30/10, Ban Pháp chế HĐND tỉnh có cuộc làm việc với UBND thành phố Vinh theo chương trình giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn. Ảnh: Mai Hoa
Nhiều kẽ hở cho “cò” hoạt động
Tại cuộc làm việc, đại diện UBND thành phố Vinh cũng thừa nhận, ở cả 2 hình thức đấu giá được áp dụng hiện nay là trực tiếp và gián tiếp thì bên cạnh ưu điểm, mỗi hình thức đều bộc lộ những hạn chế.
Cụ thể, hình thức đấu giá trực tiếp thì bị “cò" ép giá, gây mất trật tự trong các phiên mở đấu cũng như tạo áp lực, sự hoang mang cho người thực sự có nhu cầu tham gia. Trong một số trường hợp, người dân có nhu cầu muốn mua đất phải trả một khoản chi phí cho “cò” để có thể mua được đất.
Còn đấu giá theo hình thức gián tiếp, mặc dù thông tin hồ sơ đấu giá đất được bảo mật, tuy nhiên do quy định người tham gia đấu giá đất phải đăng ký với đơn vị thực hiện sẽ chọn lô đất nào trước khi bỏ phiếu nên tạo kẽ hở để “cò đất” biết thông tin về người tham gia.
Chủ tịch UBND thành phố Vinh Trần Ngọc Tú nêu một số kiến nghị, đề xuất đối với tỉnh nhằm khắc phục những bất cập trong công tác đấu giá đất ở hiện nay. Ảnh: Mai Hoa
Mặt khác, việc quy định mức tiền đặt cọc 20% giá trị lô đất theo giá khởi điểm, nên thông tin đặt mua lô đất của người đấu giá cũng dễ bị lộ. Vì vậy, tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu để có thể bảo mật thông tin cao hơn trong đấu giá đất.
Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Nga - Trưởng phòng Tư pháp, UBND thành phố Vinh, thực tiễn hiện nay, người thực sự có nhu cầu đấu giá đất để sử dụng khó tiếp cận thông tin các cuộc đấu giá, trong khi “cò" thì có cả “hiệp hội” nên thông tin lan truyền rất nhanh.
Vì vậy, cần có mở mục đăng tải thông tin đấu giá đất trên hệ thống thông tin điện tử của tỉnh, thành phố.
Ban Pháp chế HĐND tỉnh khảo sát khu quy hoạch đầu giá đất ở tại xã Hưng Hòa, thành phố Vinh. Ảnh: Mai Hoa
Giải pháp khắc phục
Nêu mục đích đấu giá đất nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở cho người dân và tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tuy nhiên, một số thành viên đoàn giám sát của Ban Pháp chế băn khoăn thực tế ở một số khu đất đưa ra đấu giá, có trường hợp trúng nhiều lô trên cùng một khu vực. Điều này cho thấy có biểu hiện đầu cơ đất nhằm thu lợi.
Ngoài các bất cập liên quan đến cơ chế chính sách, một số thành viên cũng quan tâm đến các yếu tố nhằm hạn chế tiêu cực trong hoạt động đấu giá, như việc xác định giá khởi điểm phải đảm bảo sát với giá thị trường; lựa chọn các đơn vị đấu giá có uy tín, kinh nghiệm; tăng cường hoạt động giám sát chặt chẽ tại các cuộc đấu giá của thành phố, đảm bảo an ninh trật tự và hoạt động đúng luật của các đơn vị đấu giá…
Hạ tầng vùng đấu giá đất tại phường Trường Thi được đầu tư khá tốt. Ảnh: Mai Hoa
Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng đề xuất thành phố khắc phục những bất cập trong việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện lưới và nước sinh hoạt từ vùng quy hoạch vào hệ thống chung, tạo điều kiện cho người dân xây dựng nhà và vào ở.
Cùng với đó là quan tâm nghiên cứu có giải pháp để công khai, minh bạch thông tin về các vùng quy hoạch và hồ sơ thủ tục đấu giá đất...
Tìm kiếm:✨
- UBND thành phố Vinh, Thành phố Vinh, Ban pháp chế, Đấu giá đất, Nguyễn Thị Nga, Cò, Trần Ngọc Tú, Đấu giá, Hưng Hòa, Hệ thống thông tin, Kẽ hở, Hiệp hội, Giá khởi điểm, Được đất, Tư pháp, Cò đất, Tiền đặt cọc, Trường thi, Giá đất, Điện lưới